Đám Cưới Chuột

Đám Cưới Chuột

  • Mã SP: DCC01
  • Khối lượng:
  • Kích thước: 50 x 60 cm
  • Tình trạng:
  • Phóng tác theo tranh dân gian Đông Hồ
Giảm giá %
  • Liên hệ
  • Giá cũ :
    Tiết kiệm:
ĐẶT HÀNG
  • Hà Nội:5 ngõ 371 ĐÊ LA THÀNH, Đống Đa, Hà Nội

Tranh đám cưới chuột cho tới nay vẫn luôn là một trong những giá trị văn hóa được người đời gìn giữ và ưa chuộng. Chỉ với bối cảnh là một đám cưới chuột giản dị, mang đậm bản sắc dân tộc. Nhưng đâu đó, người xem lại có thể trải nghiệm và suy ngẫm ra biết bao ẩn ý sâu xa đằng sau những hình vẽ sinh động.

Bức tranh không có chú thích gì nhưng nhìn vào ai cũng nhận thấy thâm ý của nghệ nhân dân gian. Chuột ranh ma, tinh quái, đa nghi luôn cảnh giác với loại mèo, kẻ thù không đội trời chung, lại hóm hỉnh châm biếm mèo tham của hối lộ mà quên nhiệm vụ là diệt chuột. Bức tranh được chia làm hai phần với 12 con chuột và một con mèo. Tầng trên là cảnh chuột dâng lễ cho mèo với bốn con chuột, con đi đầu hai tay dâng lên một con chim, cong người, đuôi gập lại trông vẻ sợ sệt.

Con thứ hai xách một con cá đang tiến theo sau, mắt nhìn con mèo vẻ khép nép sợ sệt không kém gì con đầu. Hai con đi cuối thổi kèn nhưng ở tư thế đề phòng bất trắc, khi có chuyện là “vọt” nhanh.

Tầng dưới là cảnh đón dâu với tám con chuột. Dẫn đầu là con chuột đực, đầu đội mũ cánh chuồn, mình mặc áo thụng xanh, chân đi hia, ngồi trên lưng con ngựa hồng, quay nhìn về sau vẻ mặt vênh lên tự đắc vì đỗ tiến sĩ vinh qui lại được cưới vợ đẹp. Theo hầu phía sau là một con chuột đen cầm lọng và một con chuột khoang nửa đen nửa trắng cầm biển đề hai chữ “nghinh hôn”. Con cầm lọng vẻ nghiêm trang, con cầm biển thì tinh nghịch luôn quay đầu trở lại nhìn kiệu cô dâu.

Bốn con chuột khác thì khiêng kiệu, hai con đi trước nhìn thẳng về phía trước, hai con đi sau thì quay nhìn lại phía sau không biết cố ý cho ta thấy đám rước còn dài hay là trông chừng xem ông mèo có đuổi theo sau không. Cô dâu chuột ngồi trong kiệu cũng vấn khăn, mặc áo gấm xanh nhìn chồng đang cưỡi ngựa đi phía trước vẻ tự hào mãn nguyện. Trong bức tranh hình ảnh đập vào mắt mọi người là con mèo. Con mèo được vẽ ở góc tầng trên phía tay mặt, rất to, oai vệ đang đưa tay ra nhận lễ vật.

Phản ánh nét văn hóa dân tộc
Màu sắc chủ đạo chính của bức tranh đám cưới chuột là màu đỏ, xanh, vàng. Đây được xem là một tron những gam màu
thể hiện được khung cảnh đám cưới rực rỡ, nhộn nhịp, nhưng lại không hề mất đi sự linh thiêng, sang trọng. Vào khoảnh
khắc này, dù bản tính họ nhà chuột có tinh nhanh, lí lách đến đâu thì trên nét mặt cũng thể hiện sự rạng rỡ, tôn trọng. Mặt
khác với nhân vật mèo, dù chuột có thể là kẻ thù “không đội trời chung” của nó, song mèo vẫn tỏ vẻ hài lòng, tán đồng
ngày lễ lớn của đôi vợ chồng trẻ.
Qua tranh, ở phía tích cực người xem có thể nhận thấy một phần bản sắc văn hóa Việt Nam thời xưa. Ứng với các hình ảnh
tượng hình, tượng thanh như ô, lọng, khèn, đoàn rước râu kéo dài… Tranh đám cưới chuột khiến người ta nhớ lại những
ngày tháng giản dị, khi đám cưới không còn chỉ là việc riêng của một cá nhân, một gia đình, mà nó còn là công việc trọng
đại của một xóm làng, một xã hội thu nhỏ.

Ý nghĩa cộng sinh phát triển
Ngoài phản ánh nét văn hóa dân tộc thì sự cộng sinh cùng nhau phát triển cũng là một trong những ý nghĩ lớn mà tranh
đông hồ đám cưới chuột hướng tới. Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, thuộc Viện Nghiên Cứu văn hóa thì hình ảnh chuột
mang lễ vật đến dâng tặng cho mèo còn có ý nghĩa: tôi muốn tồn tại thì anh cũng cần phải tồn tại và tôi hạnh phúc thì
anh cũng phải được hưởng niềm vui ấy. Đây như một bản thỏa thuận ngầm về sự sinh sôi giữa hai mặt đối lập, mà ở đó
đích đến cuối cùng của nó đều là sự cam kết cùng nhau tồn tại, cùng nhau phát triển.
Tư duy rộng hơn thì đó âu có lẽ cũng chính là bản tính dĩ hòa bị khí của người Việt, một dân tộc có những con người mềm
dẻo, dễ thích ứng với xã hội, ưa chuộng lỗi sống hòa bình, hợp tác để cùng nhau đi lên.

Ý nghĩa châm biếm, mỉa mai
Ở trên là 2 mặt tích cực mà tranh đám cưới chuột đông hồ thể hiện, xong nếu chỉ dừng lại ở đây thì ý nghĩa bức tranh
mới tiết lộ được một nữa. Ở chiều ngược lại, người xem sẽ thấy bức họa chính là lời châm biếm sâu sắc đến chế độ phong
kiến tàn ác, lạc hậu. Cụ thể, nhận vật mèo được xây dựng với hình tượng béo tốt, mặt nghiêm nghị tỏ vẻ như khó chịu,
xong tay vẫn chìa ra để nhận hối lộ, còn nhân vật chuột bé nhỏ, vừa phải khèn trống đi cống nạp, vừa phải khép nép dò
xét tình hình để ứng biến linh hoạt. Toàn cảnh bức tranh cho ta thấy rằng kẻ yếu hèn thì luôn là những kẻ phải chịu bất
công và thiệt thòi.

Ý nghĩa phong thuỷ trong dân gian
Hình ảnh chuột không chỉ xuất hiện trong tranh Đông Hồ mà ngày nay, chuột còn trở thành những biểu tượng của sự
sung túc, tài lộc, may mắn cho người sở hữu. Một bức tranh chuột Vạn sự như ý hay một tượng chuột tài lộc, chuột kéo
bị tiền mạ vàng,… cũng được xem là những quà tặng phong thủy mang nhiều giá trị, ý nghĩa. Chuột trong phong thuỷ
mang ngũ hành thủy. Vũ trụ hình thành đầu tiên sinh ra nước. Nước có sự sống sinh ra vạn vật. Vì thế người ta trưng
bày tượng chuột phong thủy với mong muốn một sự bắt đầu và sự phát triển trường tồn.


Theo các chuyên gia phong thuỷ, hướng Đông Bắc hoặc là hướng Tây Bắc là 2 hướng tốt nhất để bày tranh chuột
phong thủy. Bởi đây là 2 hướng có khả năng giúp gia chủ nhận được phúc lộc vẹn toàn và mọi sự đều như ý muốn.
Đặc biệt phòng khách là nơi thích hợp nhất để đặt tranh chuột nhằm mang lại may mắn. Nếu các linh vật khác như
Cóc 3 chân ngậm tiền, tượng Phật đều kiêng kị đặt tại phòng ngủ thì tượng chuột ngược lại rất thích hợp đặt ở đây. Bởi
chuột là biểu tượng của sự sinh sản nên sẽ giúp các cặp vợ chồng, đặc biệt là vợ chồng mới cưới mau có tin vui, con
cháu đầy nhà, gia đình hạnh phúc.