Giới thiệu Latoa Indochine


LATOA INDOCHINE
Làm mới những cái xưa cũ….




Latoa Indochine được khởi nguồn từ một nhóm các họa sĩ có tình yêu nghệ thuật, niềm đam mê lớn đối với dòng tranh dân gian Việt Nam, một lòng muốn phục hồi, lưu giữ những giá trị xưa cũ mà cha ông để lại, đồng thời nâng tầm giá trị tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc. Được thành lập tháng 6/2022, Latoa Indochine hội tụ các hoạ sỹ có cùng đam mê, tâm huyết với sơn mài truyền thống và văn hoá dân gian với các tên tuổi đã quen thuộc trong giới nghệ thuật như Lương Minh Hoà, Nguyễn Văn Phúc (H.T.Phúc).... cùng với sự cộng tác kĩ thuật của Nguyễn Mạnh Hà, Hoàng Đình Duy, Nguyễn Trọng Khang, Phạm Huy Tuấn, Đinh Quang Hùng, Nguyễn Văn Điện.

Với mục tiêu lan tỏa văn hóa truyền thống Việt Nam tới không chỉ thế hệ trẻ mà còn với bạn bè quốc tế, chúng tôi đang nỗ lực phát triển chất liệu sơn mài khắc trên tranh nói riêng và đồ nội thất trang trí nói chung. Sơn mài khắc Mỗi tác phẩm của Latoa Indochine là mỗi câu chuyện của nghệ thuật và văn hóa trong những sáng tạo nghệ thuật với chất liệu sơn mài khắc. Trong đó, sơn mài khắc là sáng tạo mới dựa trên kỹ thuật truyền thống là sơn mài và khắc, từ đó khắc hoạ được đường nét tinh tế cũng như sự uyển chuyển của chất liệu làm cho tranh dân gian thêm phong phú, lộng lẫy và sang trọng. 

Sứ mệnh
1.   Phục hồi tranh dân gian Việt Nam trên chất liệu sơn mài khắc Latoa Indochine đã nghiên cứu và phát triển chất liệu sơn mài khắc - sự kết hợp giữa sơn mài với khắc khác với loại giấy dó truyền thống, giúp tranh dân gian như được khoác tấm áo mới, bền hơn, hiện đại hơn, sang trọng hơn mà vẫn giữ được những nét mộc mạc, hồn hậu của văn hóa Việt.

2.    Triển lãm “Con đường” – Bảo Tàng Hà Nội Nhằm phục hồi và bảo tồn những giá trị nghệ thuật dân gian xưa cũ, song cũng không quên kết hợp hài hòa các dòng chảy văn hóa để tạo nên dòng sản phẩm ấn tượng, Latoa Indochine cùng với Bảo Tàng Hà Nội đã thực hiện Triển lãm “CON ĐƯỜNG” vào cuối năm 2022 với gần 100 tác phẩm tranh dân gian trên chất liệu sơn mài khắc.

3.    Workshop “Trải nghiệm sơn mài khắc” Với mục tiêu phát triển văn hóa dân gian, lưu giữ sự sống, tinh thần của những tác phẩm nghệ thuật xưa cũ và lan tỏa tới những thế hệ sau, Latoa Indochine đã tổ chức các buổi Workshop về sơn mài khắc để ai cũng có thể trải nghiệm, có thể lắng nghe những câu chuyện của nghệ thuật.

4.    Hướng tới đề án làng nghề dân gian Việt Nam Để tiếp tục gìn giữ và lan toả giá trị dân gian, đặc biệt là sơn mài khắc, Latoa đã và đang thực hiện dự án làng nghề dân gian việt nam, để giới thiệu các làng nghề như: làng nghề gốm, dệt lụa, sơn mài, khắc, mỹ nghệ... Ngoài ra, làng nghề cũng sẽ tổ chức các loại hình nghệ thuật dân gian như: chèo, xẩm, ả đào... đặc biệt là nghệ thuật hầu đồng đã được UNESCO công nhận. Từ đó mở rộng quy mô, dạy nghề cho mọi người và xây dựng nên một làng nghề dân gian, nhằm giữ gìn và phát triển nghề sơn mài truyền thống.

5.    Nỗ lực kết nối để tạo việc làm cho người lao động và người khuyết tật Xưởng tranh của chúng tôi được mang tên “Latoa Garden” với ý nghĩa của một khu vườn để họa sĩ, các bạn trẻ yêu nghệ thuật hòa mình cùng thiên nhiên, tận hưởng cái đẹp bình dị và thỏa sức sáng tạo, sáng tác tranh. Latoa Indochine cũng đang nghiên cứu để hỗ trợ, tạo công ăn việc làm nhằm giúp đỡ những người khuyết tật có thể tự sáng tác nên những tác phẩm của mình, hơn nữa là tạo thêm một nghề để họ có thể kiếm sống với đam mê nghệ thuật.

Các sản phẩm của Latoa Indochine Hiện tại, Latoa Indochine đang theo đuổi, chú trọng vào các dòng tranh dân gian truyền thống trên chất liệu sơn mài khắc và luôn định hướng các tác phẩm trực tiếp vào văn hóa sinh hoạt, nhu cầu sử dụng của người Việt Nam để mang đến một không gian sống sang trọng và đầy nghệ thuật. 


 
Bài viết khác