“Đàn lợn âm dương” - Tranh Lợn đàn, thể hiện đàn lợn con đang quây quần bên Lợn mẹ, mỗi con mỗi dáng vẻ: Con muốn trèo lên lưng, con muốn rúc vào bụng mẹ, các con khác đang hướng vào mầm lá khoai để ăn… với bố cục khỏe, giản dị, giàu chất trang trí cách điệu, mà đậm đà tính hiện thực.
Chứa đựng ước muốn của người nông dân về tăng gia sản xuất, về cuộc sống sung túc, đông vui hòa thuận, hạnh phúc, con cháu đầy đàn.Trên thân lợn có hai xoáy âm – dương vừa tạo ra vẻ đẹp hữu hình vừa ẩn chứa quan niệm về ngũ hành. Bên cạnh là đàn lợn con đang quây quần bên lợn mẹ. Mỗi con mỗi dáng vẻ, con muốn trèo lên lưng. Con muốn chui xuống bụng, con mải mê đùa nghịch rất sinh động. Các hình ảnh giàu tính trang trí được kết hợp nhịp nhàng. Tạo thành một hình chữ nhật chặt chẽ mà không hề khô cứng làm toát lên vẻ đông đúc, đầm ấm. Vào ngày lễ Tết người ta sẽ vẽ hình tròn âm dương lên mình “Ông Lợn” để Tế Thần. Vòng tròn âm dương đó không chỉ là dấu hiệu thần thánh hóa “Ông Lợn” mà còn là dấu hiệu trừ tà.
Do lợn có thể làm vượng tài nên tốt nhất treo tranh lợn đàn ở vị trí Tài tinh thì có thể phát huy tốt nhấ khả năng gọi tài lộc.Người cầm tinh con hổ, mèo và dê rất hợp với lợn. Do đó nên chọn tranh lợn đàn Đông Hồ để treo là tốt nhất. Còn người cầm tinh rắn, khỉ, lợn thì lại không hợp với lợn, do đó không nên treo tranh lợn. Nếu trong gia đình có trẻ nhỏ khảnh ăn hoặc trẻ nhỏ gầy gò, ốm yếu thì có thể treo một bức tranh Đông Hồ đàn lợn Âm Dương ở trong phòng ăn, mặt hướng về vị trí trẻ ngồi, thì có thể tốt cho trẻ.
Ngoài ra lợn trong dân gian tượng trưng cho tiền bạc và chính là một tài sản lớn của gia đình, chính vì thế tranh lợn đàn có tác dụng phong thủy về việc chiêu tiền tài, lộc rất tốt. Lợn còn tượng trưng cho sự vô tư, an nhàn, giải quyết mọi việc nhanh chóng, tiện lợi hơn nên khả năng thành công cũng cao hơn.