Đây bức tranh miêu tả thế giới của loài cóc, nhái, ễnh ương vô cùng nhộn nhịp. Là loài sinh vật nhưng lại được các nghệ nhân nhân cách hóa như người. Với dòng chữ “Lão Oa giảng độc” 老 蛙 講 讀. “Oa” có nghĩa là con ếch, nhưng dân gian thường gọi là cóc. Thầy Đồ Cóc, một bức tranh vô cùng thâm thúy ý nghĩa mà người xưa để lại cho hậu thế.
Tranh “Thầy đồ Cóc” gợi lại lối viết chữ xưa, có tên nôm na là “chữ nòng nọc”. Cóc là loài lưỡng cư và đẻ ra nòng nọc. So sánh chữ viết của người xưa ở nước ta khởi thủy có tự dạng ngoằn ngoèo như con nòng nọc nên gọi là “chữ nòng nọc”, nhà nho gọi là khoa đẩu văn, vì khoa có nghĩa là con nòng nọc. Tác giả cho rằng: “ chữ khoa đẩu là chữ viết chính thức của nền văn minh Lạc Việt.. Bức tranh “thầy đồ Cóc” chính là một mật ngữ hướng thế hệ con cháu tìm về nguồn cội của tổ tiên. Bởi vì, khoa đẩu tức chữ hình con nòng nọc. Hay nói một cách khác: chỉ có cóc mới có chữ để dạy cho đời. Cho nên ông Cóc mới độc quyền trong sự giảng dạy. Đó chính là ý nghĩa của bức tranh dân dã này”.
Về phong thuỷ cóc còn mang ý nghĩa mang lại may mắn mọi việc trong cuộc sốn, làm ăn kinh doanh suôn sẻ và đặc biệt cóc có thể bảo vệ tiền tài, tăng thêm tài lộc, phú quý. Theo nhiều quan niệm, cóc là linh vật hoá giải được nhiều hoạn nạn và các nguồn năng lượng xấu.